Các nhà tiên phong của trường phái
1- Henri Fayol
Chia công việc quản lý thành 6 phạm trù kỹ thuật, thương mại, tài chính, an ninh, kế toán, hành chánh và đưa ra 14 nguyên tắc quản lý tổng quát :
– Phân chia công việc
– Trách nhiệm và quyền hạn
– Kỷ luật
– Thống nhất chỉ huy
– Thống nhất điều khiển
– Cá nhân lệ thuộc lợi ích chung
– Thù lao
– Tập trung và phân tán
– Cập bậc, tuyến hay xích lãnh đạo
– Trật tự hay sắp xếp người và vật vào đúng chỗ cần thiết
– Công bằng
– Ổn định nhiệm vụ
– Sáng kiến
– Tinh thần đoàn kết
2- Max Weber (1864-1920) với hệ thống quan liêu bàn giấy (bureaucracy) lý tưởng
– Phân công lao động
– Hệ thống quyền hành
– Tuyển chọn nhân viên khoa học
– Hành vi hành chánh và các quyết định phải thành văn bản
– Quản lý phải tách rời sở hữu.
– Những luật lệ công bằng, áp dụng chính thức cho mọi người
3- Chester Barnard (1886-1961) với lý thuyết về sự chấp nhận quyền hành:
– Cấp dưới hiểu rõ sự ra lệnh
– Nội dung ra lệnh phù hợp với mục tiêu tổ chức
– Nội dung ra lệnh phù hợp với lợi ích cá nhân họ
– Nội dung ra lệnh phù hợp với khả năng thực hiện của họ.
Nhận xét về trường phái hành chánh
– Ưu điểm: cho rằng năng suất lao động sẽ cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý.
– Nhược điểm: các tư tưởng được thiết lập trong một tổ chức ổn định, ít thay đổi quan điểm quản lý cứng rắn, ít chú ý điến con người nên dễ dẫn tới việc xa rời thực tế
KẾ TOÁN HOÀNG HÂN – ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP
HOTLINE 0376.079.079
KẾ TOÁN HOÀNG HÂN - ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DOANH NGHIỆP - THUẾ - KẾ TOÁN HOÀNG HÂN
HOTLINE: 0376.079.079 Mrs Hà